Nấm mỡ là gì – Đặc điểm, công dụng và cách dùng

nấm mỡ

Nấm mỡ là gì?

Nấm mỡ còn có tên gọi khác là nấm trắng hay nấm ma cô. Loài nấm này có nguồn gốc từ những nước có khí hậu ôn đới. Trong tự nhiên, nấm mỡ mọc hoang trên các đồng cỏ chứa nhiều hữu cơ, đặc biệt sau mùa mưa, nấm mỡ sinh trưởng rất mạnh mẽ.

Đây là loài nấm được đánh giá cao bởi hương vị thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng vượt trội. Ước tính, đến năm 1990, trên thế giới đã có tới 70 quốc gia trồng nấm mỡ, tổng sản lượng tiêu thụ nấm mỡ lên tới 1,5 triệu tấn tương đương với giá trị 2 tỷ USD.

Tại Việt Nam, nấm mỡ được du nhập và trồng nhiều nhất kể từ năm 2000. Điều kiện lý tưởng nhất để nuôi trồng loài nấm này là nhiệt độ từ 18-25oC, độ ẩm không khí từ 65-70%, độ pH trung bình từ 7-8.

nấm mỡ

Cấu tạo của nấm mỡ

Nấm mỡ trong tự nhiên có nhiều loại: nấm mỡ trắng, nấm mỡ nâu và nấm mỡ xám. Tuy nhiên ngoài màu sắc thì chúng gần như không có khác biệt. Cấu tạo chung của nấm mỡ có thể chia thành 3 phần chính:

Mũ nấm

Mũ nấm hay còn được gọi là tai nấm là phần chóp của nấm. Ở nấm sơ sinh, mũ nấm có hình dạng như một chiếc khuy áo, bề mặt trơn hoặc đôi khi có những vảy nhỏ, thịt trắng. Mũ nấm sẽ phẳng dần khi nấm lớn. Đường kính mũ nấm thường vào khoảng 5-10cm. Màu sắc mũ nấm phổ biến nhất là trắng hoặc xám.

Thân nấm

Thân nấm là phần nối liền giữa mũ nấm và chân nấm. Thân nấm hình trụ và có độ dài trung bình vào khoảng 5-6cm. Thân nấm non khá mềm và giòn tuy nhiên sẽ cứng dần khi về già.

Chân nấm

Là phần dưới của thân, độ dày trung bình khoảng 1,5 đến 2cm, độ cao của nó chỉ vào khoảng 3cm.

Giá trị dinh dưỡng của nấm mỡ

Thành phần dinh dưỡng của nấm mỡ rất phong phú và đa dạng bao gồm:

✔️Vitamin: B1, B2, C, D

✔️Nguyên tố vi lượng: Cu, Zn, K, Mn, Na

✔️Chất xơ

✔️Acid amin: threonine, aspartic acid, citrulline, glutamine acid, glycine, sarcosine,…

Bên cạnh đó, trong nấm mỡ còn chứa đạm protid và alanine – những thành phần gần như không thể tìm thấy trong rau xanh hay bất kỳ loại hoa quả nào khác, mang lại cho nấm mỡ những công dụng đặc biệt.

Công dụng của nấm mỡ

Công dụng của nấm mỡ theo đông y

Theo đông y, nấm mỡ có tính mát, vị ngọt thanh, có công dụng chữa ho hóa đờm, bổ tỳ ích khí, tiêu thực lý khí. Sử dụng nấm mỡ sẽ có tác dụng với những người suy nhược, chán ăn mệt mỏi do tỳ vị suy yếu, tăng tiết sữa cho sản phụ thiếu sữa, bồi bổ máu cho người suy giảm bạch cầu, trị viêm phế quản mãn tính.

Công dụng của nấm mỡ theo Tây y

Theo tây y, nhờ thành phần gồm rất nhiều các vi chất quý hiếm như photpho, kali, axit linoleic, chất chống oxy hóa, pyrocatechol và protocatechuic axit, nấm mỡ mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe con người. Cụ thể:

Nấm mỡ giúp tăng cường sức đề kháng

Tác dụng tăng cường miễn dịch của nấm mỡ đã được kiểm nghiệm thức tế qua nhiều nghiên cứu trong ống nghiệm. Theo đó, nấm mỡ có tác dụng tăng cường khả năng hình thành tế bào đuôi gai – tế bào miễn dịch, giúp cơ thể đẩy lùi nguy cơ gây bệnh.

Nấm mỡ giúp phòng ngừa nguy cơ gây ung thư

Trong nấm mỡ có một hoạt chất đặc biệt là PS_K, khi vào cơ thể sẽ có khả năng chống lại các tác nhân gây ung thư, đặc biệt hiệu quả hơn với ung thư da và ung thư vú. Trong một số trường hợp, nấm mỡ còn giúp hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.

Một thí nghiệm khác trong năm 2009 còn cho thấy nấm mỡ có hiệu quả vượt trội trong việc phòng chống ung thư vú. Đặc biệt với những bệnh nhân kết hợp sử dụng nấm mỡ và nước trà xanh còn mang lại hiệu quả chống ung thư đến 90%.

Nấm mỡ hỗ trợ điều trị viêm gan, giảm bạch cầu

Theo nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng, sử dụng nấm mỡ thường xuyên còn mang lại hiệu quả vượt trội trong việc điều trị suy giảm bạch cầu và trị viêm gan mãn tính.

Kết hợp với ngũ vị tử, nấm mỡ còn mang lại tỉ lệ khỏi bệnh đến 73%.

Nấm mỡ làm giảm Cholesterol trong máu

Ngoài khả năng phòng chống ung thư, tăng cường sức đề kháng và điều trị viêm gan, nấm mỡ còn được biết đến như một khắc tinh của chứng mỡ máu. Ngoài ra sử dụng nấm mỡ theo một chế độ khoa học được tin là sẽ giúp cơ thể cải thiện chức năng tuyến tụy, giảm đường huyết và Cholesterol.

Công dụng của nấm mỡ trong nấu ăn

Sở hữu hàm lượng dinh dưỡng vượt trội cùng những lợi ích vàng với sức khỏe tuy nhiên tính đến nay, vẫn chưa có một bài thuốc nào được chiết suất từ nấm mỡ. Loài nấm này được sử dụng chủ yếu trong việc chế biến các món ăn hàng ngày.

Từ nấm mỡ, bạn có thể chế biến thành rất nhiều món ngon cho gia đình từ xào, hấp hay chiên rán. Các món ăn từ nấm mỡ không chỉ được đánh giá cao nhờ hương vị hấp dẫn mà còn rất bổ dưỡng.

Cách làm 3 món ngon từ nấm mỡ

Canh nấm mỡ

Nguyên liệu

✔️Thịt nạc heo xay: 100g

✔️Nấm mỡ: 200g

✔️Đậu hũ: 250g

✔️Hành lá: 2 cây

✔️Gia vị: hạt nêm, tiêu, muối, đường,…

Cách làm

🟢Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Nấm mỡ rửa sạch, thái miếng vừa ăn;

Hậu hũ tráng qua và cắt miếng vừa ăn;

Hành lá rửa sạch và thái nhỏ.

🟢Bước 2: Thịt xay đem ướp với 1 muỗng hạt nêm và 1 muỗng nước mắm trong khoảng 15 phút sau đó nặn thành viên.

🟢Bước 3: Đun sôi nước và cho thịt viên đã nặn vào nồi, vớt bọt (nếu có).

🟢Bước 4: Cho nấm vào đun sôi sau đó cho đậu hũ vào sau cùng, đảo nhẹ tay.

🟢Bước 5: Nêm gia vị cho vừa ăn, cho hành tây vào và có thể đổ ra đĩa dùng nóng.

Salad nấm mỡ

Nguyên liệu

✔️Nấm mỡ: 500g

✔️Ngô ngọt: 1 bắp

✔️Dưa chuột muối: 5 trái

✔️Xà lách: 1 bắp vừa

✔️Hành tây: 1 củ

✔️Củ cải: ½ củ

✔️Rau diếp: 50g

✔️Gia vị: muối, tiêu, sốt mayonnaise

Cách làm

🟢Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Nấm mỡ ngâm với nước muối loãng trong 10 phút để nấm giòn và ngon hơn sau đó rửa sạch và cắt lát;

Ngô ngọt luộc chín và tách hạt;

Xà lách, rau diếp rửa sạch và thái nhỏ;

Hành tây rửa sạch sau đó thái hạt lựu;

Củ cải thái nhỏ.

🟢Bước 2: Cho nấm mỡ và một lượng nước vừa đủ vào nồi, đun sôi trong khoảng 15 phút sau đó vớt nấm để nguội.

🟢Bước 3: Cho rau diếp, dưa chuột muối và hành tây đã sơ chế đặt vào bát tô lớn. Thêm ngô ngọt, gia vị và sốt mayonnaise vào. Sau đó, khi nấm đã nguội thì vớt ra và trộn đều với các nguyên liệu còn lại. Nếu không ăn ngay có thể bọc kín để tủ lạnh.

Nấm mỡ xào đùi ếch

Nguyên liệu

✔️Nấm mỡ: 100g

✔️Đùi ếch: 400g

✔️Hành, tỏi, gừng mỗi loại 50g

✔️Gia vị: mắm, tiêu, hạt nêm,..

Cách làm

🟢Bước 1: Đùi ếch và nấm mỡ đem rửa sạch với nước, trần qua nước sôi và để riêng.

🟢Bước 2: Đặt chảo lên bếp và đun sôi dầu, cho đùi ếch vào chiên vàng đều các mặt.

🟢Bước 3: Cho nấm vào xào chung với đùi ếch. Cho 1 muỗng xì dầu + 0,5 muỗng đường + 0,5 muỗng hạt nêm + 0,5 muỗng tiêu vào chảo đảo đều tay. Đến khi các nguyên liệu đều đã thấm gia vị thì tắt bếp, cho ra đĩa và thưởng thức được ngay.

Cách lựa chọn nấm mỡ

Đối với nấm mỡ tươi, nên chọn những loại nấm có màu sắc tươi mới, có mùi thơm đặc trưng, mũ nấm căng tròn và có lớp màng mỏng bao ngoài, chân nấm ngắn và đều màu. Tuyệt đối không chọn những loại nấm đã thâm đen, dập nát hoặc có mùi lạ.

Đối với nấm mỡ khô, nên chọn những cây nấm chắc thịt, không bị vụn hay mốc trắng.

Cách bảo quản nấm mỡ

Cách bảo quản nấm mỡ tươi

Thông thường nấm mỡ tươi chỉ giữ trọn vị ngon và độ dinh dưỡng trong 12 giờ kể từ khi thu hái. Tuy nhiên nếu muốn giữ nấm tươi lâu hơn, bạn có thể sử dụng một số cách:

🟢Cách 1: Để nấm trong tủ lạnh ở nhiệt độ 5 – 8 độ C.

🟢Cách 2: Cắt bỏ gốc nấm và để trong túi PE hút chân không sau đó đặt vào khay, hộp để giữ cho nấm tươi và không bị dập nát.

Cách 3: Thái mỏng nấm và sấy khô trong khoảng 5 – 7 giờ. Bằng cách này, bạn có thể bảo quản nấm đến 3 – 4 tháng.

Cách bảo quản nấm mỡ khô

Với nấm mỡ khô, bạn chỉ cần để tại nơi khô ráo, thoáng mát hoặc để trong tủ lạnh dùng dần là được. Tuy nhiên thi thoảng bạn cũng có thể phơi nấm dưới nắng để dùng được lâu hơn.

Nấm mỡ là món ăn ngon, đồng thời cũng là bào thuốc quý. Vì vậy đừng quên bổ sung loại thực phẩm đặc biệt này trong thực đơn hàng ngày nhé.

NẤM SẠCH TỰ NHIÊN

Địa chỉ: 135 Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 036 287 4788

Website: Nấm Sạch Tự Nhiên

Fanpage Facebook: Nấm Sạch Tự Nhiên

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0915010068
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon